Beauty & FashionTiêu điểm

Tranh luận về nữ quyền tại Hoa hậu Quốc gia Việt Nam

Cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 phát động phần thi Người đẹp Hùng biện. Thí sinh tranh luận sôi nổi, cho ý kiến về chủ đề được xã hội quan tâm.

Người đẹp Hùng biện là phần thi giúp thí sinh thể hiện khả năng thuyết trình và tư duy. Đây cũng là dịp để 60 cô gái chia sẻ quan điểm đa chiều về các vấn đề xã hội, đồng thời truyền cảm hứng thông qua câu chuyện cá nhân.

Thí sinh đã mang đến góc nhìn độc đáo, phản ánh nhận thức về vai trò và giá trị của phụ nữ trong thời hiện đại. Phần hùng biện là cơ hội để giám khảo nhìn nhận sự nhanh nhạy, bản lĩnh và khả năng ứng biến trước câu hỏi khó.

Châu Ngọc Phương Khanh (SBD: 84, Trà Vinh)
Nguyễn Thị Thanh Vân (SBD: 67, An Giang)

Quản Trần Gia Hân (SBD: 60, Đồng Nai) – Á quân Gương mặt Truyền hình HTV gây ấn tượng với phong thái tự tin, bản lĩnh sân khấu. Cô mượn câu chuyện lịch sử về phong trào đấu tranh chống apartheid tại Nam Phi ngày 9/8 và ngày kỷ niệm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày 20/10 để bàn về quyền phụ nữ.

Cô có phần hùng biện thuyết phục với những dẫn chứng về sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc thúc đẩy quyền bình đẳng và bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực và những tác nhân tiêu cực. Cô chia sẻ thông điệp: “Tôi nghĩ rằng điều quan trọng của phụ nữ thế hệ trẻ Việt Nam bây giờ không phải là đứng lên đấu tranh giành nữ quyền mà hãy xây dựng cho mình khả năng tự lãnh đạo bản thân.” 

Quản Trần Gia Hân (SBD: 60, Đồng Nai)

Phần thi hùng biện của thí sinh Nguyễn Thị Thảo Trang (SBD: 27, Điện Biên) kể về hành trình từ cô gái nhút nhát đến người dám nói lên suy nghĩ và khẳng định bản thân, mong muốn mang đến câu chuyện truyền động lực cho nhiều người trẻ.

Nguyễn Thị Thảo Trang (SBD: 27, Điện Biên)

Phan Lê Kim Ngọc (SBD: 651, Cần Thơ), Hoa khôi Học sinh – Sinh viên Thanh lịch Cần Thơ 2023, trích dẫn trường hợp của Emma Watson – nữ diễn viên được mời làm Đại sứ Thiện chí Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc để tăng sức hấp dẫn cho phần thi.

Cô đi sâu vào lập luận về ý nghĩa của nữ quyền, nêu bật quan điểm nữ quyền khuyến khích phụ nữ sống độc lập, tư tin, không phụ thuộc người khác. Cô cũng gây ấn tượng khi cho rằng bất kỳ ai cũng có quyền nêu quan điểm, đấu tranh vì quyền phụ nữ, không chỉ là phụ nữ.

“Trên thực tế, có nhiều người đấu tranh cho nữ quyền là nam giới và mang lại giá trị tích cực khi đàn ông cũng giảm được gánh nặng phong kiến về việc phải trở thành lá chắn, trụ cột của gia đình”, cô giải thích thêm. Hiện, Kim Ngọc đang dẫn đầu trên cổng bình chọn chính thức của cuộc thi.

Phan Lê Kim Ngọc (SBD: 651, Cần Thơ)

Lấy cảm hứng từ câu nói nổi tiếng “Tôi nghĩ tôi nên xã hội được tôn trọng như cách họ tôn trọng đàn ông” của Emma Watson, Lê Huyền Trang (SBD: 38, Hà Tĩnh) – sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM – Cô kêu gọi mọi người cùng nhau hành động vì một thế giới không còn phân biệt giới tính.

Lê Huyền Trang (SBD: 38, Hà Tĩnh)

Nguyễn Thị Diễm (SBD: 11, Cao Bằng) – kể câu chuyện cảm động về hành trình vượt qua định kiến của phụ nữ dân tộc thiểu số, nơi họ thường bị buộc từ bỏ ước mơ và kết hôn sớm. Cô chia sẻ thông điệp: “Nữ quyền không chỉ là về phụ nữ. Đó là về gia đình về cộng đồng, về việc ai trong chúng ta cũng có thể góp phần để những người phụ nữ quanh ta được tỏa sáng theo cách của họ”.

Nguyễn Thị Diễm (SBD: 11, Cao Bằng)

Video hùng biện của thí sinh Nguyễn Hoàng Hải Anh (SBD: 88, Vĩnh Phúc) cùng trang phục áo dài trắng truyền thống hiện đang dẫn đầu về lượng tương tác với gần 1 triệu lượt xem. Cô hiện đang theo học thạc sĩ ngành Du lịch tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Người đẹp gây chú ý với góc nhìn mới mẻ khi nói về lịch sử quyền bầu cử của phụ nữ. Cô khẳng định nữ quyền không phải là sự “cào bằng” giữa quyền lợi và trách nhiệm giữa nam và nữ giới mà là sự giải phóng phụ nữ khỏi khuôn mẫu mà những định kiến xã hội áp đặt.

Nguyễn Hoàng Hải Anh (SBD: 88, Vĩnh Phúc)

Hai thí sinh Trần Lê Huyền My (SBD: 49, Lâm Đồng) và Lê Hoàng Thu Anh (SBD: 31, Hà Nội) sử dụng tiếng Anh trong phần thi hùng biện. Huyền My phân tích những chuẩn mực và quan niệm cũ đã khiến phụ nữ mất đi sự tự do. Trong khi đó, Thu Anh, giảng viên Đại học Ngoại ngữ – Đại học Hà Nội, sở hữu bằng Thạc sĩ Tesol từ Anh, nhấn mạnh tri thức và thành tựu chính là yếu tố giúp phụ nữ được tôn trọng. Cô cũng cho rằng quyền được làm việc đã mở ra cơ hội để phụ nữ đóng góp tích cực cho xã hội.

Trần Lê Huyền My (SBD: 49, Lâm Đồng)
Lê Hoàng Thu Anh (SBD: 31, Hà Nội)

Mỗi video dự thi đều là thành quả của sự chuẩn bị kỹ lưỡng, khai thác các khía cạnh khác nhau của chủ đề nữ quyền, từ đó khẳng định sự nghiêm túc và sáng tạo của các thí sinh. Với format độc đáo này, Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 đã mang đến một sân chơi ý nghĩa, nơi các cô gái không chỉ tỏa sáng bằng sắc đẹp mà còn chinh phục khán giả bằng trí tuệ và bản lĩnh.

Tin – Ảnh: PR Sen Vàng

Back to top button